电气安全措施,防火防爆

Những biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt hằng ngày đôi khi sẽ giúp các bạn hạn chế được nhiều rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản, thậm chí là cả tính mạng. Sau đây, cơ điện Đông Thành xin chia sẻ một vài biện pháp giải đáp câu hỏi an toàn điện, phòng chống cháy nổ trong các trường hợp cụ thể như thế nào?. Hi vọng sẽ giúp bạn có được tầm nhìn tổng quan hơn về an toàn điện cũng như trang bị những kĩ năng cần thiết khi xảy ra sự cố.

1.An toàn điện là gì?

An toàn điện là những quy tắc, quy định và kỹ năng cần thiết được đặt ra và yêu cầu nhằm mục đích đảm bảo an toàn điện phòng chống cháy nổ trong khu vực có lắp đặt điện. Các biện pháp phòng tránh điện giật và đảm bảo an toàn điện luôn được chú trọng trong công tác đào tạo địa phương và doanh nghiêp để hạn chế tối đa rủi ro do điện gây ra. 

2.Nguyên nhân gây mất an toàn điện

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất an toàn khi sử dụng điện như: 

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện

3.ELCB là gì? Biện pháp để đảm bảo kỹ thuật, an toàn điện phòng chống cháy nổ gia đình

Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ (CB hoặc cầu dao điện) phù hợp cho đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Dùng thiết bị chống dòng rò ELCB (Earth leakage circuit breaker) phù hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp ELCB riêng cho các thiết bị đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….

  • Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.
  • Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn điện, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).
  • Ngắt các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ để đảm bảo an toàn điện.
  • Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện (CB, cầu dao điện), báo cho mọi người xung quanh, báo Cảnh sát PCCC; dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa (Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện; nên sử dụng các bình khí (CO2,N2…), bình bột chữa cháy điện).

4.Lưu ý để đảm bảo an toàn điện phòng chống cháy nổ trong các hộ gia đình

  • Dùng dây dẫn điện có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, chọn tiết diện dây điện phù hợp với công suất sử dụng để tránh bị quá tải gây sự cố đứt hoặc làm chập cháy, dẫn đến tai nạn, cháy nhà.
  • Cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm trong gia đình nên dùng loại đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng, lắp đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao hơn nền nhà 1m40 để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước. 
  • Chỉ được sửa điện gia dụng sau khi đã cắt nguồn điện.
  • Đối với những mối nối giữa hai dây dẫn điện phải nối chắc chắn, băng cách điện kỹ để tránh bị nước và hơi ẩm xâm thực gây rò điện.
  • Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc sử dụng điện phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo.
  • Lưu ý phải nối đất dây tiếp địa an toàn cho vỏ thiết bị máy bơm nước, bình nước nóng lạnh dùng điện, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện…

5.Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện để đảm bảo an toàn điện phòng chống cháy nổ

Bước đầu tiên:

  • Nắm vững thông tin, kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi động vào bất cứ thiết bị hay nguồn điện nào.

Bước 2:

  • Cẩn thận rút phích cắm đối với các thiết bị điện, đồng thời ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.

Bước 3:

  • Thông báo ngay với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa điện; hoặc có thể dán ghi chú ở nơi đặt nguồn điện tổng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi có người khác vô ý bật nguồn trở lại. Thường xuyên kiểm tra điện trở suất của thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào thiết bị điện.

Bước 4:

  • Luôn luôn trang bị đầy đủ các vật dụng cách điện cho bản thân như găng tay, mũ, ván cách điện. Tuyệt đối không được chạm vào nguồn điện khi tay đang ướt. Không được sửa chữa điện ở những nơi ẩm ướt, hoặc có thể phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.

Bước 5:

  • Thường xuyên kiểm tra sự cố rò rỉ điện trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp an toàn điện như tiếp địa chống giật, cách điện nguồn điện, hàn và đóng chặt các mối nối, công tắc điện, ổ cắm điện, dây điện. Nhằm để phòng tránh mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho người chạm phải.

6.Biện pháp an toàn điện khi có giông sét

  • Ngắt điện, rút phích cắm các thiết bị điện như Tivi, máy tính…. và tách an- ten ra khỏi tivi để tránh sét đánh.
  • Khi bị ngập nước, mưa, bão, tốc mái … phải cắt cầu dao từ đầu nguồn vào gia đình.
  • Khi tay ướt không được chạm vào bất kỳ một thiết bị nào mang điện, nếu cần sửa chữa, lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptômát, cầu chì, công tắc..) vào treo cảnh báo không được đóng điện. 

7.Biện pháp an toàn điện khi xảy ra sự cố và thiệt hại tài sản khi điện áp đột biến tăng cao

Ngắt toàn bộ các thiết bị điện ra khỏi lưới điện (cắt Cầu dao hoặc Attomat) và thông báo cho tất cả các hộ xung quanh cũng làm như vậy và chờ đợi sự cứu viện từ những cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có chuyên môn.

8.Biện pháp an toàn điện trong nhà máy, công xưởng

Việc đảm bảo an toàn điện trong sản xuất cũng nên được các chủ doanh nghiệp lưu ý: 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý vận hành, cách thức bố trí mạng lưới điện đúng tiêu chuẩn.
  • Phổ biến quy tắc an toàn điện cho người lao động, đảm bảo người lao động tuân thủ theo các quy tắc này khi sử dụng để tránh các tai nạn xảy ra trong sản xuất.
  • Tổ chức các lớp học đào tạo về kỹ năng xử lý khi có tình huống tai nạn điện xảy ra.
  • Nên lựa chọn các thiết bị điện chất lượng tốt, có dây nối đất, có bọc cách điện hợp chuẩn.
  • Tiến hành kiểm tra, bảo hành thường xuyên.

9.Những nguyên tắc an toàn điện cho trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

  • Dạy cho trẻ có nhận thức về điện: Điện không an toàn và cần phải cẩn thận khi tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện.
  • Không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cắm từ bất kỳ vị trí nào nếu như không có sự cho phép của cha mẹ; tốt nhất nên nhờ cha mẹ hoặc người lớn.
  • Khi rút điện, không cầm nắm vào sợi dây điện để rút mà thay vào đó sử dụng ngón tay để rút phích cám ra khỏi ổ cắm.
  • Không bao giờ sử dụng bất cứ thiết bị điện nào bên bồn rửa, bồn tắm, bể bơi hoặc khu vực ẩm ướt.
  • Đảm bảo tay khô hoàn toàn khi xử lý các thiết bị điện.
  • Nếu có vật dụng nào đó chạy bằng điện rơi vào bồn rửa, không nên cố gắng loại nó ra.
  • Không chạm vào dây điện bị sứt bằng tay hoặc que kim loại dẫn điện.
  • Trong trường hợp xảy ra các sự cố về điện, cần gọi người lớn xử lý.

10.Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy trong gia đình

  • Kết hợp các biện pháp an toàn điện nêu trên và nên thực hiện các thói quen dưới đây để phòng cháy chữa cháy trong gia đình hiệu quả hơn.
  • Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm, không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm.
  • Trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà, kiểm tra nơi đun nấu, nơi thắp hương thờ cúng và tắt các thiết bị điện không cần thiết. Khi đun nấu, đốt vàng mã, phải có người trông coi.
  • Lựa chọn nhiên liệu, thiết bị bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và nhớ khóa van bình gas, tắt bếp khi không sử dụng, thường xuyên kiểm tra, kịp thời thay thế thiết bị hư hỏng.
  • Không tàng trữ, buôn bán trái phép chất dễ cháy, nổ. Để vật liệu dễ cháy cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

11.Một số câu hỏi an toàn điện, phòng cháy chữa cháy thường gặp và giải đáp

Câu hỏi 1: Nếu xảy ra sự cố điện, tôi phải làm gì khi chưa cắt được nguồn điện và đảm bảo an toàn điện?

Trong trường hợp chưa cắt được nguồn điện ngay lập tức, quý khách không được chạm vào Ổ cắm điện, những chỗ hở của dây điện, những chỗ dây dẫn bị rạn nứt, bong băng cách điện để đảm bảo an toàn điện.

Ngoài ra:

  • Không phơi quần áo, treo vật dụng, hàng hóa … vào dây dẫn điện.
  • Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện, khi cần phải mang găng tay cách điện hạ áp khi sử dụng các công cụ điện như máy khoan, máy bắt vít…

Câu hỏi 2: Khi xảy ra mưa lớn, giông bão, tôi có nên sử dụng điện?

  • Quý khách phải cắt điện, rút phích cắm các thiết bị điện như Tivi, máy tính…. và tách an- ten ra khỏi tivi để tránh sét đánh.
  • Khi bị ngập nước, mưa, bão, tốc mái … phải cắt cầu dao từ đầu nguồn vào gia đình.
  • Khi tay ướt không được chạm vào bất kỳ một thiết bị nào mang điện, nếu cần sửa chữa điện gia dụng hoặc hệ thống điện, lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptomat chống giật, cầu chì, công tắc điện..) vào treo cảnh báo không được đóng điện.

Câu hỏi 3: Tôi cần phải làm gì để phòng tránh những rủi ro về điện?

Để phòng tránh sự cố và rủi ro nhằm đảm bảo an toàn điện, quý khách hàng cần nắm biết các biện pháp sau: 

  • Không dùng dây điện trần (không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất lượng.
  • Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao;
  • Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn;
  • Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.
  • Không sử dụng ổ cắm, phích cắm, CB, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị gỉ, sét; không cắm dây dẫn điện trực tiếp (không có phích cắm) vào ổ cắm.
  • Không để các chất dễ cháy (ga, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v…; không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.

发表评论

邮箱地址不会被公开。 必填项已用*标注

zh_CNChinese
Powered by TranslatePress